Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

KINH HOÀNG! CHÂN TƯỚNG GIÁO SƯ HOÀNG QUANG THUẬN


Lời dẫn của Tễu: Kinh hoàng quá! Mặc dù vụ Thi vân Yên Tử đã thối khắm cả văn đàn mấy tuần qua rồi. Và Hội Nhà văn đã xịt nước hoa rồi! Blog này cũng không đăng các bài trao qua đổi lại nữa, sợ làm phiền độc giả, lại tốn chỗ. Nhưng mà hôm nay, với đà đao sắc lẻm của Đà Nhân thì chân tướng "Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận" mới được lột tả và đưa đến một bước tiến mới, rất dài, rất xa trong tiến trình cùng khám phá, tìm hiểu về cái gọi là "Hiện tượng Hoàng Quang Thuận".

Xin giới thiệu bài viết Chân tướng Hoàng Quang Thuận trên trang Lê Thiếu Nhơn:

Sa-pô của Lê Thiếu Nhơn.com: Để tiếp cận và lợi dụng Bí thư Quảng Nam Đà Nẵng - Hoàng Minh Thắng, Thuận đã tự ý đổi tên khai sinh của cha mẹ đặt ra là Huỳnh Quang Thuận thành cái tên mới là Hoàng Quang Thuận (không có một quyết định nào của cơ quan pháp luật trong việc đổi họ này). Thành ra, em ruột của Thuận là Huỳnh Trọng Quang còn Thuận lại là Hoàng Quang Thuận... Có thể khẳng định rằng trong hồ sơ và lịch sử phong hàm Phó Giáo sư, Giáo sư của Việt Nam chưa bao giờ có tên Hoàng Quang Thuận! Vậy thì làm sao Thuận tự nhận và được mọi người quen miệng với tên gọi gắn với học hàm học vị là: Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận? Xin trả lời ngay rằng xã hội chúng ta kể ra cũng thật thà đôn hậu. Chỉ nghe thông tin và một bức ảnh của đương sự (Hoàng Quang Thuận) bô bô khoe với mọi người. Tức thì, sau đó báo Tiền Phong (Dương Xuân Nam – tức Dương Kỳ Anh hồi đó làm Tổng Biên Tập) giật tít ở trang nhất (đăng ảnh hẳn hoi gồm Hoàng Quang Thuận và mấy ông mắt xanh mũi lõ): “tiến sĩ Hoàng Quang Thuận được Hội đồng các trường Đại học và Cao đẳng Hoa kỳ (…?) phong hàm Giáo sư Danh dự(...!)”. Chỉ vì cái tít này mà lâu nay Hoàng Quang Thuận tự cho mình là “Gà Sống Thiến Sót” mà mọi người vẫn quen gọi là Giáo sư Tiến sĩ – Viện trưởng.

CHÂN TƯỚNG HOÀNG QUANG THUẬN
ĐÀ NHÂN

Ngạc nhiên, ồn ào và giận dữ
Suốt mấy tuần qua giới văn nghệ sĩ, báo chí và những người có lương tri trong và ngoài nước hết sức ngạc nhiên về việc hội nhà văn Việt Nam đứng ra tổ chức một cách rùm beng ồn ào, bốc thơm, đánh mất sĩ diện, đánh mất bản ngã dẫn tới phẫn nộ trong dư luận, đỉnh cao của nó là sự giận dữ và uất ức bởi thói kệch cỡm hợm hĩnh vô liêm sỉ của một cái gọi là “nhà thơ” hoang tưởng, bệnh hoạn; cộng thêm sự vô trách nhiệm đánh mất mình của những người có trách nhiệm ở Hội Nhà Văn Việt Nam.

Chân dung của HOÀNG QUANG THUẬN
.
Để trở thành một nhà thơ, một nhà văn – bất kỳ tác giả nào cũng có thi nghiệp và văn nghiệp. Tức là, hoặc phải có năng khiếu bẩm sinh (thần đồng), phải được dung dưỡng trung một không gian, trong một môi trường thích hợp với thi nghiệp, văn nghiệp. “Văn học là Nhân học”(Mác-xim Góc-ki). Văn học là khoa học về con người, về nhân phẩm con người. Một người biết viết văn, biết làm thơ theo nghĩa đích thực – chưa cần tìm hiểu nhiều người ta có thể khẳng định rằng đó là một con người nhân văn, một người có tâm. Tựu trung đó phải là con người hội đủ trí tuệ chữ nghĩa đạo đức và thực sự đó phải là một con người chân chính.


Vậy, “nhà thơ” Hoàng Quang Thuận - được tiền nhân mượn bút là ai?

Hoàng Quang Thuận tên thật là HUỲNH QUANG THUẬN, sinh trưởng trong một gia đình GIÁO DÂN THIÊN CHÚA GIÁO TOÀN TÒNG. Tốt nghiệp cấp 3 Đồng Hới – Quảng Bình sau đó vào học tại khoa Lý trường Đại Học Sư Phạm Vinh (trong thời gian này có đi bộ đội 4 tháng, sau vì lý do “sức khỏe” nên trở lại tiếp tục học tập). Năm 1976 ra trường được phân công công tác vào tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cùng vợ là Nguyễn Thị Thanh. Người vợ được sở Giáo Dục tỉnh QN-ĐN điều động về dạy tại trường cấp 3 Phan Chu Trinh - Đà Nẵng, riêng Hoàng Quang Thuận được điều động lên huyện Giằng, miền tây Quảng Nam. Vì ngại gian khổ Thuận không chấp hành quyết định mà ở lại thành phố Đà Nẵng. Do nhu cầu của các lớp học bổ túc ban đêm nên Thuận được tham gia dạy bổ túc văn hóa trong thời kỳ này. Một người bạn cùng lớp với Thuận kể rằng: trong thời gian 7 năm dạy bổ túc văn hóa, Thuận ít khi giảng dạy về nội dung mà thông thường hoặc đến trễ hoặc chỉ đến để ra bài kiểm tra mà nội dung trong suốt 6 7 năm đấy chỉ duy nhất một đề bài toán Vật lý đó là: “Tính gia tốc trọng trường của một viên đạn bắn từ điểm A đến điểm B theo hình cầu vồng…”.

Phải nói thời kỳ đó cuộc sống hết sức khó khăn, không được biên chế chính thức trong cơ quan Nhà nước, do vậy Thuận phải bươn chải, chạy mánh để mưu sinh. Thay vì trong cái khó ló cái khôn, thì Thuận lại ló cái láu cá mà không bất kỳ ai có thể có được: ở những lớp bổ túc văn hóa thời kỳ đó hầu hết là những vị chức sắc đầu sở, đầu ngành và kể cả đầu tỉnh QN-ĐN. Nhờ vậy lợi dụng quan hệ giữa giáo viên và học trò, Thuận đã kết nối được một số quan hệ với các vị lãnh đạo. Để rồi Thuận đã chạy chọt xin địa phương cấp cho vợ chồng mình một căn nhà tại số 36 Trần Quốc Toản (đối diện chợ Hàn), Đà Nẵng. Còn ông bà cụ thân sinh của Thuận chuyển từ Quảng Bình vào Giáo xứ Thanh Bồ Đức Lợi (nay là phường Thanh Hải quận Hải Châu, tp.Đà Nẵng) cư ngụ cùng với em út của Thuận là Huỳnh Trọng Quang. Sau đó Thuận mở một tiệm sửa chữa Ra-đi-ô và Ti-vi với tên gọi là Vi Tuyến. Tại tiệm này Thuận có 2 người cộng sự tên là Tuấn và Cường, Tuấn và Cường mày mò lắp ráp các mảnh Tran-si-to và các linh kiện của Ra-đi-ô mô phỏng theo cái máy điện châm của bệnh viện Quân đội Quân Khu V. Thấy vậy Huỳnh Quang Thuận nhân một lần nói chuyện với mấy vị bác sĩ lưu dung của bệnh viện C Đà Nẵng (những vị này có ý tưởng về đề tài máy điện châm nhưng chưa có điều kiện cống hiến cho chế độ mới và đang trong điều kiện sống gấp để chuẩn bị đi xuất cảnh), Thuận bỏ ra 0,5 chỉ vàng 24K trả cho 2 vị bác sĩ để mua cái đề tài “Châm cứ gây tê” đang dang dở để rồi dùng đề tài bằng văn bản này xào xáo cùng với y cụ trực quan là cái máy Châm Tê mô phỏng của Quân Y Viện Quân Khu V của 2 anh thợ điện nói trên thành đề tài “Phó Tiến Sĩ Vật Lý Y Sinh” sau này. Cũng phải nói rằng, “nghề chơi cũng lắm công phu” để đăng ký làm nghiên cứu sinh thời kỳ đó không phải đơn giản chút nào. Bên cạnh đó, là một giáo viên bổ túc văn hóa tự do, không biên chế, không ai quản lý thì việc này quả là nan giải. Để làm việc này Thuận đã kì công xây dựng các mối quan hệ cụ thể như sau:

- Năm 1985 phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Nguyên Giáp vào thăm Đà Nẵng, sau khi đến thăm Công ty liên hiệp xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (COTIMEX), phó CTHĐBT đến dự lễ khánh thành nhà hát Trưng Vương (do Kiến Trúc Sư - Đặng Việt Nga thiết kế). Tại đây thể theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, phó CTHĐBT đã cùng chụp ảnh với cán bộ, đồng bào QN-ĐN. Trong số các phóng viên và nhiếp ảnh đó có nhiếp ảnh gia Công Điền (Thông tấn xã Việt Nam). Thấy nhiếp ảnh gia Công Điền đeo bộ đồ tác nghiệp rất chuyên nghiệp (ống kính Tê-lê) Hoàng Quang Thuận đã com-măng với Nhiếp ảnh gia Công Điền, sau đó bức ảnh “”Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thuận” được phóng to treo chính giữa ngôi nhà của Thuận và đây cũng là tiền đề của Thuận làm các bước tiếp theo.

- Lại nói về cái đề tài Vật lý Y sinh nêu trên, Thuận đã dùng bức ảnh chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp để làm quen Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng viện Vật lý Việt Nam – Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Đúp-Na Liên Xô). Đồng thời cũng từ bức ảnh chụp với Đại tướng, Hoàng Quang Thuận đã làm quen Giáo Sư – Tiến sĩ Lê Xuân Tú (Viện trưởng viện Sinh Học - viện Khoa Học Việt Nam) để rồi sau đó hai vị Giáo sư đầu ngành của hai viện, một vị là Giáo sư hướng dẫn đề tài, còn một vị là Giáo sư phản biện đề tài, sau đó, qua mối quan hệ với Tổng biên tập Báo Quảng Nam – Đà Nẵng Hoàng Trà, Thuận đã cho đăng lên trang nhất bài báo rất hoành tráng với nhan đề “Hướng đi mới trong công tác nghiên cứu Khoa Học của đội ngũ Giáo viện Phổ thông trung học”(Bài báo này không biết tác giả nào nhưng nội dung cũng kệch cỡm không kém gì các bài viết của các vị tung hô trong hội thảo …”Non thiên Yên Tử” vừa qua). Phải nói rõ rằng vừa qua từ điển mở Wikipedia có thông tin cho rằng “Hoàng Quang Thuận tu nghiệp ở Đúp-na Liên Xô”… vv!!!??? Người viết bài này khẳng định một điều chắc chắn rằng Hoàng Quang Thuận chưa bao giờ học ở Đúp-na mà chỉ đi theo đoàn viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu sang tham quan Đúp-na đúng 15 ngày không hơn không kém!

- Nhiều mánh lới của Thuận trong cuộc sống khó ai tưởng tượng được. Tỉ như: vào những năm 85 để tiếp cận và lợi dụng Bí thư Quảng Nam – Đà Nẵng Hoàng Minh Thắng, Thuận đã tự ý đổi tên khai sinh của cha mẹ đặt ra là Huỳnh Quang Thuận thành cái tên mới là Hoàng Quang Thuận (không có một quyết định nào của cơ quan pháp luật trong việc đổi họ này). Thành ra, em ruột của Thuận là Huỳnh Trọng Quang còn Thuận lại là Hoàng Quang Thuận. Hồi đó khi tham gia lớp tiếng Pháp ban đêm, vị lớp trưởng là bạn học với Thuận thời cấp 3 rất ngạc nhiên: thằng Huỳnh Quang Thuận lớp mình ngày xưa sao giờ này vào lớp học tiếng Pháp này lại là Hoàng Quang Thuận? Chưa hết, ngay sau khi dự khai giảng đêm đầu tiên tại câu lạc bộ Phờ-răng-cô-phôn, vị giáo viên người Pháp tên là Giô-e (cháu rể ngoại của cụ Phan Chu Trinh) thông báo lại rằng đầu buổi học có 50 học viên, cuối buổi học chỉ còn 40 học viên. Riêng học viên Hoàng Quang Thuận đã cúp cua sau 30 phút mở màn lớp học. Cũng từ hôm đó trở đi, cả giáo viên và học viên lớp học ấy không ai thấy bóng dáng Thuận đâu nữa. Nhưng nực cười, vài hôm sau đấy, đi đâu, gặp ai Thuận cũng oang oang là đang dạy tiếng Pháp cho anh Hoàng Minh Thắng Bí thư tỉnh ủy (!). Hoàng Minh Lân con trai Bí thư Hoàng Minh Thắng rất bực mình mỗi khi Hoàng Quang Thuận xuất hiện bởi cách ăn nói vừa hợm hĩnh vừa quê mùa vừa bô bô của Hoàng Quang Thuận. Có người hỏi: “sao ông lại khó chịu với gia sư của bố mình vậy?”. Hoàng Minh Lân trả lời: “thằng khỉ này nó ba hoa chích chòe chứ có biết ngoại ngữ gì đâu! Nó khoe nó biết tiếng Nga tiếng Pháp, tao hỏi mấy câu tiếng Nga (Hoàng Minh Lân tốt nghiệp đại học Hàng hải Ô-đét-sa) mặt nó tái mét.”. Lại hỏi: “Nhưng mà nó dạy tiếng Pháp cho ông cụ nhà mày?” Hoàng Minh Lân phá lên cười: “Đù má thằng ba xạo, chắc hôm đầu tiên bị tao hỏi tiếng Nga nó sượng. Khi nó về, tao thấy nó viết bảng chữ cái tiếng Pháp cho ông cụ. Vài bữa sau thấy nó dẫn tới giới thiện một ông giáo tiếng Pháp. Ông này đúng là giáo viên tiếng Pháp thật”. Mỗi lần kể về cái vụ dạy tiếng Pháp cho ông Hoàng Minh Thắng cả mấy chàng con trai của cụ đều cười ngặt nghẽo. Hoàng Minh Giáo (Đại tá an ninh con trai cụ Thắng) mà rằng: “cái thằng Thuận bán trời không văn tự, chúng mày mà nghe thằng Thuận thì bán thóc giống mà ăn. Nó đến nịnh ông già thì kệ cha nó. Nó là dân chạy mánh chấp làm gì”. Cùng thời với Bí thư Hoàng Minh Thắng , có Chủ tịch Phạm Đức Nam cũng là một vị lãnh đạo có uy tín. Thuận cũng thường lân la đến nhà của cụ. Anh con trai của Chủ tịch Phạm Đức Nam cũng tên là Nam (còn gọi là Nam con, Nam sun-sang, hiện đang làm ở đài không lưu sân bay Đà Nẵng). Anh chàng này cũng rất khí khái đã từng đuổi Thuận ra khỏi nhà không dưới hai lần vì cái thói hợm hĩnh kệch cỡm của y.

Nhưng rồi cứ vậy các đời Bí thư, chủ tịch sau đó y cũng lân la làm quen và sau đó thân luôn. Điển hình là bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Chi, thân đến nỗi khi Trung tá Hoàng Văn Dựng phó phòng PA17 trình chuyên án “mánh chính trị QT” bị Bí thư Chi gạt bỏ, sau đó chuyên án này cũng chìm vào quên lãng (Hoàng Văn Dựng đại tá nay đã về hưu, còn em trai Hoàng Văn Lên hiện vẫn đang công tác tại Công An Đà Nẵng. Cả hai đều là con trai của vị Giám đốc Công An Quảng-Đà nổi tiếng thời chiến tranh chống Mỹ: Đại tá Hoàng Văn Lai ). Ly kỳ hơn, trước thềm đại hội XIII của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, dư luận trong số cán bộ lão thành đồn đại GIẢM CHI, BỚT ĐẠM, HẠ GIÁ THÀNH (Chi: Nguyễn Văn Chi - Bí thư, Đạm: Trần Đình Đạm - Chủ tịch, Thành: Nguyễn Văn Thành - phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân). Thấy vậy Thuận nói với Nguyễn Văn Chi: “Anh Chi ơi! Em phải vào Sài Gòn lập hậu cứ chứ ngoài này nó dập anh tơi bời như thế này, thì em chúng nó cũng không tha!”. Ít lâu sau đó sau khi đã đặt cọc mua được căn nhà của một vị trung tá Hải quân mới được hóa giá ở Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh. Thuận lân la đưa các mối quan hệ với các vị chức sắc khoe với Tăng Minh Phụng. Tăng Minh Phụng đưa Thuận vào cái ghế Cố Vấn đối ngoại, cấp cho Thuận 5 sim điện thoại di động và 1 chiếc xe hơi cùng các khoản đãi ngộ khác mà thời ở Đà Nẵng Thuận có nằm mơ cũng không thấy. Thuận dẫn Tăng Minh Phụng đi gõ cửa khắp nơi (thời kỳ này Tăng Minh Phụng đang khó khăn về việc thâu tóm quá nhiều bất động sản, nhập quá nhiều phân u-rê (hàng ngàn tấn phân u-rê do Thuận chạy Quơ-ta với cái phí do Thuận đặt ra với giá cắt cổ mà Tăng Minh Phụng phải gánh chịu). Hàng ngàn tấn phân u-rê sau đó cầm cố ở các ngân hàng, đến khi Tăng Minh Phụng lâm trận thì những hàng hóa dạng này coi như trở thành bùn…).

Lại nói về Nguyễn Văn Chi, sau khi thất cử tại đại hội XIII của tỉnh, họa vô đơn chí, vợ ông Chi là Trần Thị Thủy lúc đó là Giám đốc công ty xuất nhập khẩu huyện Hòa Vang bị ra tòa do non về nghiệp vụ ngoại thương… đi đâu gặp ai Thuận cũng bô bô: “ông Chi và bà Thủy không nghe tôi, căn nhà ở cầu Đỏ long mạch tốt, nằm ở vị trí đầu rồng không chịu ở , chuyển về Phạm Hồng Thái làm gì (căn nhà Phạm Hồng Thái do sở nhà đất cấp cho ông Nguyễn Văn Chi), chuyến này thì vợ chồng nhà này toi rồi!?”. Lại nực cười thay, sau khi hóng hớt được tin Trung ương sẽ thành lập cơ quan bảo vệ nội bộ phía Nam, sẽ điều nguyên Bí thư tỉnh Ủy Nguyễn Văn Chi vào làm trưởng ban. Thuận đến nhà Nguyễn Văn Chi và thao thao bất tuyệt: “anh Chi ơi! tối hôm qua em lập đàn chiêm tinh, thấy sao anh vẫn sáng lắm. Anh cố giữ gìn sức khỏe để nay mai còn chiến đấu (!!!???)” thế rồi quả thật nguyên Bí thư tỉnh Ủy QN-ĐN Nguyễn Văn Chi vào làm trưởng ban bảo vệ nội bộ của Trung Ương tại phía Nam và sau đó là Ủy viên Trung Ương, Ủy viên bộ Chính Trị, và là Chủ Nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung Ương cho đến khóa X vừa qua…

Lại nói về vai trò cố vấn đặc biệt của Thuận đối với Tăng Minh Phụng, từ những năm 93 đến năm 98, sự cống hiến của Thuận đối với Tăng Minh Phụng như thế nào? Như mọi người đã biết, Tăng Minh Phụng bị bắt, bị kết án tử hình, bị thi hành án tử tại trường bắn quận 9 tp.Hồ Chí Minh. Những nhân vật liên quan đều bị vào tù. Riêng Thuận vẫn nhởn nhơ ngoài vòng Pháp luật. Để rồi lại tiếp tục có những mối quan hệ với rất nhiều vị chức sắc của Trung ương. Mỗi lần gọi điện cho các vị chức sắc cấp cao, Thuận thường bật loa cho những người xung quanh nghe để thể hiện mình. Người viết bài này có một ông bạn kể lại rằng: “một lần Thuận gọi cho Nguyễn Thiện Nhân, bật loa cho mọi người nghe. Đầu dây bên kia lên tiếng: “Kính chào nhà Vua, Hoàng Hậu khỏe không ạ?(!!!???)”. Thuận đắc chí: “Khỏe thế nào được mà khỏe! Từ lúc nhậm chức Phó thủ tướng đến nay chẳng thấy tăm hơi nào cả… À này… nói với thành phố sắp tới gửi một suất 322 nữa nhé(!)”.” Thuận có trong tay nhiều hình ảnh, nhiều DVD của vợ chồng Thuận chụp chung, quay chung với nguyên Tổng bí thư, nguyên Chủ tịch nước vv…

Hóng gió hưởng lợi.

Ngay từ thời ở Đà Nẵng, lợi dụng quan hệ với các vị quan đầu tỉnh, Thuận là người khai sinh ra đủ các món chạy mánh để lấy tiền bo: chạy xin vào các trường học, chạy xin vào nằm nội trú ở bệnh viện C, và mọi mánh khác (bây giờ gọi là cò). Đặc biệt từ ngày tỉnh QN-ĐN mua 3 con tàu để chạy viễn dương: Sông Thu, Đà Nẵng, Tiên Sa thì Thuận lại có cơ hội phất lên như diều. Bằng cách, ai muốn xuống tàu để làm ăn mà thân cô thế cô thì Thuận chạy cửa. Thông qua dịch vụ này Thuận có những món lợi dứt điểm và lâu dài. Dứt điểm là hễ can thiệp cho ai được xuống tàu viễn dương thì Thuận lại có vài 3 cây vàng mỗi người. Lâu dài là những thủy thủ mà Thuận xin giùm (thông thường đều là không có bằng cấp, xuống để nấu cơm phục vụ vv…) thì món lợi lâu dài này được thực hiện như sau: mỗi lần tàu đi nước ngoài Thuận lại tái đầu tư cho những kẻ chịu ơn Thuận bằng cách gửi mỗi người một vài cây vàng, sau đó tổ chức đánh quả (hàng lậu) để kiếm lời gấp vài ba lần.

Sau này vào Sài Gòn làm cố vấn cho Tăng Minh Phụng (nghe đâu cả Nguyễn Văn Kiểm – Huy Hoàng nữa) thì vị cố vấn này đã làm cho ông chủ của mình có kết cục như đã nêu trên.

Về sau và cho đến bây giờ, chiêu hóng gió hưởng lợi của Thuận lại càng tinh vi và bất chấp lương tâm, bất chấp danh dự. Cụ thể là chiêu “cầm đèn chạy trước ô tô”, tức là sau khi hóng hớt biết được những thông tin rò rỉ của cấp trên đối với cấp dưới về vấn đề quy hoạch nhân sự thì y lấy những thông tin này phát tín hiệu cho các đương sự. Những khổ chủ này vì nhiều lý do khác nhau, đều phải cống nạp cho Thuận, hi vọng sự tác động của Thuận vào con đường hoan lộ của mình. Nhưng thực ra Thuận không làm gì cả. Những khổ chủ do đủ năng lực, có uy tín, được sự đồng thuận vv… nếu đắc cử thì cũng phải chịu ơn Thuận trở thành hoặc là bạn bè thân tín, hoặc là tay sai của Thuận, vì đã được Thuận nhá thông tin trước đó – nhưng thực ra Thuận không bao giờ tác động hay nhờ vả! Số còn lại là những nạn nhân ngậm bồ hòn làm ngọt, tiền mất tật mang, con đường hoan lộ vẫn mịt mù, nếu gặp Thuận, Thuận không bao giờ trả lại tiền mà chỉ lỳ mặt ra đưa những lý do mà những vị chức sắc có thẩm quyền quyết định nghe cũng toát mồ hôi.

Mất cảnh giác chính trị nghiêm trọng - Nguy cơ đến an ninh Quốc gia.

Như trên đã dẫn, suốt cả một thời gian dài Thuận có những mối quan hệ “trên mức tình cảm” với rất nhiều vị chức sắc quan trọng của Chính thể chúng ta nhưng hầu hết các vị lãnh đạo của chúng ta đều mất cảnh giác, không tìm hiểu về lai lịch, tiểu sử, quá trình của nhân vật tai tiếng này. Trong lúc đó việc kết nạp Đảng của chúng ta làm rất chặt chẽ. Việc tuyển vào ngành công an cũng rất đảm bảo nguyên tắc. Việc tuyển dụng công chức đã được luật hóa. Trong lúc việc bảo vệ lãnh tụ của chúng ta cũng theo thông lệ như các Quốc gia khác là có lực lượng cảnh vệ, cận vệ và rất nhiều lực lượng khác. Đặc biệt những người giúp việc cho cán bộ cấp cao, cho các vị Lãnh đạo của chúng ta nguyên tắc phải là Đảng viên và phải được kinh qua thử thách... Trái lại, trường hợp Hoàng Quang Thuận lại không có bác bào để ý, đã vậy còn vô tình tạo điều kiện cho Thuận làm ăn bất chính: mua quan bán chức, cáo mượn oai hùm, mượn đầu heo nấu cháo vv…vv. Dư luận cho rằng sự kiện bắt bầu Kiên mấy hôm nay, Thuận cũng là tác giả và tác phẩm. Nếu bầu Kiên chí thú làm ăn giàu có như lâu nay, không hám danh, không giao du với Thuận để làm ăn phi pháp, thao túng ngân hàng, thao túng thể thao thì đâu đến nông nỗi này? (may ra theo như các Luật gia nghiên cứu thì tội của bầu Kiên cũng chỉ khoảng từ 2 đến 5 năm)… Phạm Nhật Vượng nếu biết những thông tin, quan hệ của Thuận với Tăng Minh Phụng, Thuận với Trần Xuân Đính (công ty VII bộ Xây dựng), Thuận với Hiệu trưởng Đại học Quảng Bình, Thuận với bầu Kiên và Thuận với n các nạn nhân khác (kể cả tổng biên tập thân bại danh liệt báo Quảng Nam – Đà Nẵng Hoàng Trà – người đã giúp Thuận đăng bài trên trang nhất để PR cho Hoàng Quang Thuận về cái gọi là Giáo sư tiến sĩ rỗng tuếch) thì còn đủ thời gian để làm rạng rỡ cho bản thân, gia đình, dòng tộc và cho xã hội.

Không có chuyện Giáo sư Hoàng Quang Thuận

Mọi người đều biết việc phong hàm Phó Giáo sư, Giáo sư ở nước ta mặc dầu vẫn có những vấn đề phải bàn nhưng quy trình xét duyệt của hội đồng phong Phó Giáo sư và Giáo sư của Nhà nước khá chặt chẽ. Cụ thể là phải có bao nhiêu đề án, công trình khoa học, số lượng bao nhiêu bài báo nghiên cứu khoa học được đăng ở các báo tạp chí khoa học trong và ngoài nước, phải tham gia giảng dạy ở các trường đại học, vv và vv… Có thể khẳng định rằng trong hồ sơ và lịch sử phong hàm Phó Giáo sư, Giáo sư của Việt Nam chưa bao giờ có tên Hoàng Quang Thuận!

Vậy thì làm sao Thuận tự nhận và được mọi người quen miệng với tên gọi gắn với học hàm học vị là: Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận? Xin trả lời ngay rằng xã hội chúng ta kể ra cũng thật thà đôn hậu. Chỉ nghe thông tin và một bức ảnh của đương sự (Hoàng Quang Thuận) bô bô khoe với mọi người. Tức thì, sau đó báo Tiền Phong (Dương Xuân Nam – tức Dương Kỳ Anh hồi đó làm Tổng Biên Tập) giật tít ở trang nhất (đăng ảnh hẳn hoi gồm Hoàng Quang Thuận và mấy ông mắt xanh mũi lõ): “tiến sĩ Hoàng Quang Thuận được Hội đồng các trường Đại học và Cao đẳng Hoa kỳ (…?) phong hàm Giáo sư Danh dự(...!)”. Chỉ vì cái tít này mà lâu nay Hoàng Quang Thuận tự cho mình là “Gà Sống Thiến Sót” mà mọi người vẫn quen gọi là Giáo sư Tiến sĩ – Viện trưởng.

Xin nói thêm rằng cái gọi là viện trưởng viện Công Nghệ Viễn Thông này nó ra làm sao, xin độc giả cứ liên hệ thẳng với Liên hiệp các viện Khoa Học Việt Nam số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội để biết thêm nhiều câu chuyện buồn cười hơn nữa.

Trở lại với vụ ì xèo ngày mùng 8 tháng 8 vừa qua.
.
Báo Giáo dục và Thời đại online đã đúc kết: “Sau hội thảo Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử do tạp chí Nhà văn – hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày mùng 8 tháng 8 năm 2012 có rất đông người yêu thơ phản hồi bày tỏ tình cảm quan tâm, trân trọng với những vần thơ đẹp lạ, rất thanh khiết mà dung dị mang đậm chất thiền. Đại diện cho hội Nhà văn, ông Hữu Thỉnh nói rằng “thơ anh – Hoàng Quang Thuận là một bức tranh tôn giáo trầm mặc mà sống động, thanh khiết mà run rẩy!”(???!!!).

Vì sao ông Hữu Thỉnh chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam lại nâng niu, o bế, kính trọng Hoàng Quang Thuận đến mức run rẩy như vậy? Trong nghiệp văn, nghiệp thơ ông Hữu Thỉnh đã một tấc lên giời với ai như vậy chưa? Chuyện đã qua rồi, người viết bài này không muốn dày vò ông Thỉnh làm gì nữa. Chỉ khuyên ông đọc và ngẫm bài viết : ”Hoa tàn, mưa tạnh, non yên lặng…” của tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Tác giả chỉ tự nhận: “tôi chỉ làm một tu sĩ, có học thiền và dạy thiền…”. Tác giả tâm sự rằng tôi không tu thiền theo thiền phái Trúc Lâm, không phải là đệ tử, cũng không quen biết các ngài, các sư, ni ở trong tông môn đó. Tôi thuộc Thê-ra-va-đa chỉ là một tu sĩ yêu thơ, có nghiên cứu thơ văn của Trúc Lâm Tam Tổ và các danh sĩ làm thơ có ảnh hưởng thiền thời Lý, Trần. Thơ, thơ thiền, thơ có tư tưởng thiền và thơ có liên hệ đến non thiêng Yên Tử của các vị ấy, vào thời Trung đại ấy, tôi nghẹn chữ không biết nói sao. Tôi chỉ muốn ví von – dù biết ví von nào cũng khập khễnh – là nó như hạt tuyết trắng trinh tuyền trên non cao. Nó là đóa hoa tinh khôi, diệu vợi u hương trên đầu núi. Mà bút khí, bút lực, bút trí, bút tâm của thế gian là bút của chợ triền, ở dưới này thường không với tới! Nó rất khác, nó khác xa với tất cả thơ mạo nhận là thơ thiền hiện nay. Tảng đá tình định, trầm mặc trong vườn thiền hôm kia cũng toát mồ hôi. Lau cỏ quê mùa dân dã, an nhiên sáng nay bên hiên chùa cũng run lẩy bẩy. Hiện tượng bình phẩm hơi quá bút về thơ thiền của Hoàng Quang Thuận làm cho “đá cỏ trong vườn thiền” cũng phải lên tiếng đính chính… tuy nhiên, thật may mắn cho Phật giáo chúng ta, cho những ai yêu non thiêng Yên Tử cùng cốt cách “can lộ lưu phương” của Hương Vân Đầu Đà – là các nhà học giả nghiêm túc, các nhà nghiên cứu có đạo đức, tri thức đã đồng loạt phản bác, phê phán nghiêm khắc, đã nhìn ra “chân tướng”, đã chỉ ra cái “bản lai diện mục” của cái trò chơi “hơi quá đà” kia rồi…

Người viết bài này xin thưa lại với tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh: tác giả là một tu sĩ đã thoát tục, mang tư tưởng từ, bi, hỉ, xả - cho nên mặc dù đã nhìn ra “chân tướng”, đã chỉ ra cái “bản lai diện mục” nhưng tác giả vẫn rộng lượng từ bi mà cho rằng cái trò chơi “hơi quá đà”. Mô Phật! Tôi lại rất tâm đắc với tác giả ở đoạn kết, hi vọng rằng “những hiện tượng phù du như vậy rồi sẽ qua đi. Chuyện phải, chuyện trái nó rơi theo hoa buổi sớm rơi”. Cái tâm về lợi danh nó lạnh giống như trận mưa lạnh ngắt đêm rồi. Và ngay cái rơi, cái lạnh ấy cũng không còn nữa, nó rụng, nó lạnh hết rồi, chỉ còn lại non yên lặng mà thôi. Và ở cái “thực tại non yên lặng” ấy, một tiếng chim vừa hót lên… cũng vậy, cái gì không phải thơ, không phải thiền thì nó sẽ rơi, sẽ rụng đi – nhưng sự an tĩnh và thanh khiết của hồn thơ, hồn thiền non thiêng yên tử sẽ còn mãi với thời gian. Mong vậy thay!”

Thiết nghĩ những lời từ bi nói trên cũng sẽ được so sánh: nếu không phải là tiến sĩ thì tiến sĩ nó cũng tự rụng đi, nếu không phải là giáo sư thì giáo sư cũng tự rơi đi, nếu không phải là viện trưởng thì viện trưởng nó cũng tự mất đi. Nếu không phải là quan chức thì cái hào quang ăn theo quan chức cũng sẽ tự mất đi… Còn nếu không phải công chức viên chức … thì hãy nộp hồ sơ thi viên chức, công chức theo tiêu chuẩn luật định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét