Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Lõi của bó hoa





Họ đem hoa bày bán ở cỗng trường, nhiều hoa giả, và cả hoa tươi. Bà mẹ đảo một vòng rồi chọn mua hoa nhựa. Bên trong nó, như cô bán hàng quảng cáo, có một cây kim tây dùng để kẹp chặt phong bì. Bà mẹ cuộn bao thư có tờ giấc bạc hai trăm ngàn đồng vào trong bó hoa, dùng kim giữ nó chặt vào cành hoa vô cảm, dặn đứa bé con vào sân trường mang tới tặng cô ngay, cấm chạy nhảy, phải cầm hoa dựng thẳng lên như thế này thế này.

- Có tiền trong đó, con đừng để rơi rớt mất, nhớ nghen.

Mẹ dặn đi dặn lại làm em bé căng thẳng, nó đi ngập ngừng như thể đang cầm một bó hoa thủy tinh, dễ vỡ. Đường từ cỗng trường vào lớp tự dưng xa.

Hôm nay là ngày 20/11, Lễ nhà giáo Việt.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Kiểu Nhật



Văn chương Nhật Bản kỳ lạ đến mức, dường như đó là một thứ văn chương của hành tinh khác, hoặc giả có thể chia văn chương thành hai loại: văn chương “thông thường” và văn chương Nhật.

Ekuni Kaori là tác giả ba cuốn tiểu thuyết được dịch sang tiếng Việt gần đây: “Lấp lánh”, “Tháp Tokyo” và “Hoàng hôn rơi xuống”. Truyện thứ nhất kể về cuộc sống của một cặp đôi như sau: Shoko nghiện rượu nặng, còn Mutsuki là một người đồng tính nam. Họ sống với nhau trong một nhà nhưng không có quan hệ tình dục, và điều làm Shoko thích thú hơn cả là nghe chồng mình kể về người yêu của anh (một đồng tính nam khác). Ekuni Kaori sinh năm 1964 và có cách dẫn dắt câu chuyện khá giống với một nhà văn nữ Nhật Bản khác cũng rất nổi tiếng, Yoshimoto Banana.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Chiến tranh đi qua những truyện ngắn của Y Uyên


Nguyễn Lệ Uyên

“Không có nỗi ngây ngất nào rực rỡ như nỗi ngây ngất chiến tranh, phía sau có lửa, phía trước có máu của mình”
(Y Uyên, Mùa Xuân Qua Đèo)

Trên tờ tuần báo Nghệ Thuật, số đầu tiên ra ngày 1-10-1965, Mai Thảo đã dựng lên một tuyên ngôn của những người cầm bút (trong nhóm) về thái độ của nhà văn trước thực tế của đất nước, bằng một cái nhan rất kêu: “Văn học Nghệ thuật trong chiến tranh hiện tại và hoà bình tương lai” bằng thái độ chọn lựa rạch ròi, bằng trách nhiệm và bổn phận trước quốc gia, dân tộc, lịch sử mà nghe cứ như lời rao giảng ngày tận thế với cơn đại hồng thuỷ và chiếc thuyền của Noé:“Nói đến đời sống, cái chết, chiến tranh và hoà bình, lửa máu và nước mắt, nhân phẩm và danh dự, nói đến hạnh phúc, bất công áp bức, ý thức, thượng đế, thân phận con người, triết thuyết, hành động, thực tế và trí tuệ, cá nhân và toàn thể, nói ở đâu bằng ở Việt Nam không nói, nói ở đâu bằng Việt Nam đau khổ, nói ở đâu bằng Việt Nam treo căng trên từng từng bất hạnh, nói ở đâu bằng Việt Nam có quyền nói đến trước tiên? Văn học nghệ thuật chúng ta phải nói lên bằng được sự thực vĩ đại hiện hình trên Việt Nam quằn quại.
Vai trò của Văn học nghệ thuật hiện nay do đó là phải đi vào thực tế chiến tranh, bởi thực tế ấy là một sự thực…” (SĐD).

Thọ Xương là Thọ Xương nào?


Đi trên phố Phủ Doãn, nếu để ý sẽ thấy một ngõ khá to nằm giữa Ấu Triệu, Ngõ Huyện và xa hơn một chút là phố Chân Cầm.
Nói Chân Cầm chắc nhiều người sẽ nhớ đến sẽ nhớ hàng miến lươn và đặc biệt là bia Sửu, nay đã chuyển địa điểm. Ngõ Huyện thì hồi trước là karaoke, nay là cà phê, đầu ngõ phía Lý Quốc Sư là hàng cháo sườn buổi chiều rất là đông khách.
Còn Ấu Triệu thì quá nổi tiếng nhờ …Nhà Thờ và các quán cà phê như La Palace.
Nhưng cái ngõ kia thì ít người để ý hơn, vì nó chẳng có gì đặc biệt, ngoài cái tên: “Ngõ Thọ Xương”.
Ngõ Thọ Xương là di sản còn sót lại của huyện Thọ Xương thuộc tỉnh Hà Nội.
Nếu con gà ở đây gáy mà ngoài hồ Tây nghe thấy, hẳn con gà ấy phải to bằng con voi.
Không biết ai đó trong chính quyền Hà Nội sau năm 1954 còn nhớ đến huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội mà đặt tên Thọ Xương cho cái ngõ này, vốn trước đó có tên Pháp là “ruelle Père Dronet”.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Nền giáo dục hóc…xương gà


Học trò lập Facebook kêu gọi cô Thủy về lớp.

Nhớ hồi cu Luck đi học vỡ lòng bên Mỹ, cô giáo ra bài, hãy vẽ cầu vồng. Ở thành phố biết cái cầu tròn méo như thế nào, bố ấy vẽ luôn hai trụ, một vạch nối ở giữa và đề “Cầu Vồng”. Cô vẫn chấm điểm “good – 8”.
Nghĩ là giáo dục Mỹ bị “hóc xương gà”, lão bố lầm bầm, tưởng giỏi và hiện đại, hóa ra cũng…dốt.

Tai nạn nghề nghiệp
Mấy ngày nay, báo chí rộn lên về cô giáo Hà Thị Thu Thủy của trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) cho điểm 8 một bài viết của học sinh bình mấy câu ca dao nổi tiếng viết về Hồ Tây (Hà Nội)
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mờ khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Bi hài sừng tê và những người đàn bà ! - Tác giả: KỲ DUYÊN


Tình dục, và tiền bạc luôn là thú vui, là tham vọng lớn của không ít người. Nhưng nó cũng sẽ luôn mang đến bi hài kịch cho xã hội. Mà câu chuyện chiếc sừng tê giác và những người đàn bà thôn quê kia, chỉ là những nhân chứng, vật chứng xót xa.


  Đại gia vốn là một trong những tầng lớp có sức hút thiên hạ kiểu "nam châm". Thế nên mọi vụ việc xảy ra xung quanh họ bao giờ cũng dễ dàng gây sốc. Sốc và cũng bi hài, như câu chuyện ông Trầm Bê, một trong những đại gia giàu có nhất nhì thiên hạ, vừa bị mất cái sừng tê giác tại tư gia của ông thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Nguyễn Quý Đại – HỒI GIÁO ISLAM


 

 ”Điều thiết yếu cho con người là tình thương và trí tuệ chứ không phải tín ngưỡng” – Da lai La Ma
Mỗi dân tộc có sự khác nhau về đức tin tôn giáo, thời xa xưa con người tin vào thần linh như mặt trời, sấm, chớp, sông, núi, cây đa cổ thụ .. gọi là thần và thờ cúng. Người miền biển VN thờ cá voi“cá ông”  là vị thần cứu tinh khi họ ra biển gặp nguy trước sóng gió, bảo tố… người miền núi một số bộ lạc sống với thiên nhiên gọi cọp là „ông ba mươi“ thờ cúng như thần linh che chở họ giữa núi rừng hoang vu, hiểm trở…
Phật giáo, Thiên chúa, Hồi giáo, Ấn giáo, Nho giáo.. là những Tôn giáo lớn, được truyền bá sâu rộng trên thế giới. RiêngViệt Nam có thêm các tôn giáo như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Đạo Dừa.. Tôn giáo nào cũng dạy con người về đời sống đạo đức, thánh thiện …yêu thương và tha thứ cho nhau, làm việc thiện, tránh việc ác… Nhiều thế kỷ trước chiến tranh Tôn giáo xảy ra, gây nên nhiều thảm cảnh đau thương, tan nát …từ đó nhân loại ý thức được ánh sáng của chân lý, không còn phân biệt Tôn giáo và chung sống hòa bình.